Hướng dẫn lắp đặt, cài đặt bộ điều khiển tụ bù Mikro PFR60


Hướng dẫn lắp đặt, cài đặt bộ điều khiển tụ bù Mikro PFR60
Bộ điều khiển tụ bù Mikro là một trong các bộ điều khiển bù công suất phản kháng rất thông dụng được các công ty thi công tủ điện chọn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách lắp đặt, đấu nối và cài đặt thông số cơ bản cho các bộ điều khiển này.

Hướng dẫn này áp dụng được cho các bộ điều khiển tụ bù Mikro có các mã sau :

PFR140
: Bộ điều khiển tụ bù Mikro 14 cấp, kích thước mặt 144×144 (dập lỗ 138×138)
PFR120
: Bộ điều khiển tụ bù Mikro 12 cấp, kích thước mặt 144×144 (dập lỗ 138×138)
PFR80
: bộ điều khiển tụ bù Mikro 8 cấp, kích thước mặt 144×144 (dập lỗ 138×138)
PFR60
: Bộ điều khiển tụ bù Mikro 6 cấp, kích thước mặt 144×144 (dập lỗ 138×138)

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHÍNH CỦA BỘ ĐIỀU KHIỂN TỤ BÙ MIKRO

Sử dụng bộ xử lý thông minh để điều khiển đóng cắt
Tự động điều chỉnh hệ số C/K và số cập định mức
Tự động đổi cực tính của biến dòng
Hiển thị thông số : Hệ số công suất cos(phi), dòng điện và tổng sóng hài (THD) của dòng điện
Lập trình được độ nhạy
Cấp cuối cùng có thể lập trình báo động, điều khiển quạt
Báo động thiếu áp, quá áp, bù thiếu, bù lố, THD quá cao
Giao diện sử dụng thân thiện
Tương thích tiêu chuẩn IEC 61000-6-2

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BỘ ĐIỀU KHIỂN TỤ BÙ MIKRO

Bước đầu tiên cần quan tâm là kích thước dập lỗ dành cho các bộ điều khiển tụ bù Mikro. Các thông số này có thể xem trong catalogue của sản phẩm hoặc xem phần liệt kê các Model ở trên

Bước thứ 2 là chọn điện áp điều khiển phù hợp. Ở Việt nam, điện áp sử dụng thường là 220V/380V. Do vậy ta có thể sử dụng loại điện áp cấp là 220V hoặc 415V. Lưu ý : Nếu sử dụng loại 220V thì điện áp cấp vào AUX VOLTAGE là điện áp pha 220V (Nếu cấp vào đây 380V là hư hỏng ngay). Nếu sử dụng loại 415V thì điện áp cấp vào điện áp dây. Trường hợp lưới điện sử dụng điện áp 3 pha 220V 3 dây hoặc 4 dây buộc phải sử dụng loại có nguồn nuôi 220VAC

Bước 3 cần quan tâm là lựa chọn sơ đồ để đấu dây. Phần này sẽ hướng dẫn các sơ đồ đấu dây khách nhau dành cho các trường hợp khác nhau.
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT BỘ ĐIỀU KHIỂN TỤ BÙ MIKRO
Bước 1 : Cài đặt hệ số cos(phi)
Cấp nguồn cho bộ điều khiển, nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn Set Cos(phi) sáng. Nhấn nút PROGRAMS để cho phép chỉnh hệ số Cos(phi). Nhấn nút UP hoặc DOWN để chọn được hệ số Cos(phi) mong muốn. Thông số này thường được đặt từ 0.90 đến 0.98 cảm (Đèn IND trong hiển thị b sáng). Thông thường cài đặt Cos(phi)=0.95
Bước 2 : Cài đặt hệ số C/K
Hệ số C/K của bộ điều khiển tụ bù Mikro có thể cài đặt tự động. Tuy nhiên nếu việc cài đặt tiến hành tại xưởng lắp đặt thì ta nên cài đặt bằng tay hệ số này thì bộ điều khiển tụ bù hoạt động sẽ chính xác hơn.
Trước khi cài đặt ta cần biết hệ số CK cần nhập. Hệ số này có thể tính toán bằng công thức như trong tài liệu hướng dẫn bộ điều khiển tụ bù.
Giả sử rằng ta dùng bộ điều khiển 6 cấp để điều khiển bù 4 cấp tụ, mỗi cấp tụ là 20KVar, 415V, biến dòng sử dụng là loại 250/5A => Hệ số C/K là 0.56.
Tiến hành chỉnh : Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn C/K sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị C/K. Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi đạt hệ số C/K là 0.56. Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi giá trị C/K.

Bước 3 : Cài đặt các bước tụ
Giả sử rằng ta dùng 4 cấp có cùng dung lượng 20KVar. Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn RATED STEPS sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị các bước tụ. Lúc này ta sẽ thấy đèn số 1 sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị này. Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi đạt giá trị 001. Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi. Nhấn nút UP, đèn số 2 sáng. Ta tiến hành thay đổi bước tụ số 2 thành 001 như trên. Tiến hành nhập 001 cho các bước tụ 3,4. Tiến hành nhập các giá trị 000 cho các bước tụ 5,6 (vì không sử dụng). Kết thúc cái đặt các bước tụ.

Bước 4 : Cài đặt chương trình điều khiển
Trước tiên ta sẽ cài đặt chương trình điều khiển bù bằng tay để kiểm tra hoạt động của các contactor. Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển. Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển bằng tay (n-A). Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi.
Để kiểm tra chương trình điều khiển bù bằng tay, ta nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn MANUAL sáng. Nhấn nút UP từng lượt và quan sát. Nếu sau mỗi lần nhấn có 1 contactor tác động thì phần mạch điều khiển và chương trình bù bằng tay hoạt động tốt. Nhấn nút DOWN để cắt các cấp tụ bù ra.
Sau khi đã kiểm tra điều khiển bù bằng tay, ta tiến hành chuyển sang chương trình điều khiển bù tự động như sau:
Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển. Nhấn nút UP hoặc DOWN chọn chương trình điều khiển tự động (Aut). Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi.

Việc cài đặt các thông số cơ bản cho bộ điều khiển tụ bù Mikro hoàn tất. Trong hầu hết trường hợp thì bộ điều khiển sẽ hoạt động. Trong trường hợp có báo lỗi thì ta cần tham khảo thêm trong tài liệu hướng dẫn đầy đủ để có cách khắc phục.
Bộ điều khiển tụ bù Mikro còn có thêm chức năng cảnh báo và cài đặt điều khiển quạt làm mát cho tủ điện. Để cài đặt các chức năng này ta cần tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng bộ điều khiển tụ bù Mikro của hãng.

CÁC TIN KHÁC:
- Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện cho gia đình
- Hồ quang điện là gì? Ứng dụng và tác hại của hồ quang điện
- Điện trở là gì?ký hiệu,phân loại nguyên lý, Ứng dụng của điện trở
- Dây điện và cáp điện cách phân biệt
- Dây điện lõi nhôm So sánh dây điện lõi đồng và lõi nhôm
- Cáp ngầm trung thế là gì ? đặc điểm cấu tạo, tiêu chuẩn cáp ngầm trung thế
- Dây cáp điện CXV Cadivi là gì?Ứng dụng của dây cáp điện CXV
- Thiết bị điện tử là gì?
- Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện trong nhà
- Điện dân dụng là gì?
- Dây trung tính là gì? dây mass là gì? dây mát là gì ?có tác dụng gì? Nó có điện không?
- Dây nóng dây nguội là gì? ký hiệu dây nóng dây nguội