Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện trong nhà


Cách chọn dây dẫn điện trong nhà theo công suất thiết bị

Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện trong nhà -> Dưới đây là 1 ví dụ cụ thể giúp các bạn dễ hình dung

Tổng công suất các thiết bị sử dụng trong gia đình là 5kW
– Dòng điện tổng It=P/U=5000/220=22.7A
– Chọn tiết diện dây S=22.7/6=3.78mm2 – trên thực tế là dây 4mm hay còn gọi là dây 4 ly.
– Để đảm bảo dự phòng, cần chọn S=1.75×3.78=6.615mm2. Vậy nên chọn dây dẫn có tiết diện 6mm2 để dự phòng khả năng thêm tải làm dây cấp nguồn chính.
– Đối với dây cấp nguồn nhánh đi từng tầng, phòng trong nhà tùy theo mức độ bố trí đồ dùng sử dụng điện mà ta chọn như sau: chia tải theo tầng chọn tiết diện 4mm2, cấp nguồn cho các ổ cắm chọn dây 2,5mm2, dây chiếu sáng chọn 1-1,5mm2.

Cách chọn dây điện trong nhà ở

Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha. Đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 3 dây. Một số thì sử dụng nguồn điện 3 pha.

xác định nguồn điện gia đình đang dùng
Nguồn điện gia đình đang dùng là điện 3 pha hay 1 pha

Nguồn điện 1 pha 2 dây
Gồm 1 dây pha, 1 dây trung tính. Nguồn điện này được áp dụng cho công trình nhà cao tầng, biệt thự khách sạn hay các công trình xây dựng có nhiều máy móc hay các khu nhà ở cao cấp.

Nguồn điện 3 pha
Nguồn điện 3 pha 4 dây thì ít sử dụng hơn trừ khi chủ nhà có ý định từ trước là sử dụng điện 3 pha.

Nguồn điện 3 pha 5 dây thường rất ít sử dụng.

Dù là điện 1 pha hay 3 pha thì việc lựa chọn tiết diện dây dẫn điện cũng phải tuân thủ quy định của ngành Điện Lực Việt Nam.

Nên sử dụng đúng loại dây dẫn điện, nếu nhà bạn sử dụng điện 1 pha thì nên sử dụng loại dây dẫn điện cho dòng điện 1 pha. Còn nếu điện nhà bạn sử dụng là điện 3 pha thì bạn nên sử dụng đúng loại dây dẫn điện 3 pha để tránh hiện tượng quá tải, cháy nổ dây và các thiết bị liên quan.

Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở

Mỗi cỡ dây/ cáp (tiết diện ruột dẫn) và mỗi loại dây/cáp có mức chịu tải khác nhau. Đối với mục đích nhà ở, hướng dẫn này đưa ra các bảng mô tả công suất chịu tải của các loại dây/cáp như dưới đây. Công suất chịu tải nêu trong các bảng này là phù hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C và cũng đã xem xét đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở.

Bảng 1: Công suất chịu tại của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX
Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Chiều dài đường dây Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Chiều dài đường dây
3 mm2 ≤ 5,5 kW ≤ 30 m 10 mm2 12,1 kW ≤ 45 m
4 mm2 ≤ 6,8 kW ≤ 30 m 11 mm2 12,9 kW ≤ 45 m
5 mm2 ≤ 7,8 kW ≤ 35 m 14 mm2 15,0 kW ≤ 50 m
5.5 mm2 ≤ 8,3 kW ≤ 35 m 16 mm2 16,2 kW ≤ 50 m
6 mm2 ≤ 8,7 kW ≤ 35 m 22 mm2 20,0 kW ≤ 60 m
7 mm2 ≤ 9,5 kW ≤ 40 m 25 mm2 21,2 kW ≤ 60 m
8 mm2 ≤ 10,6 kW ≤ 40 m 35 mm2 26,2 kW ≤ 70 m
Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải.

Đối với nguồn 1 pha 2 dây, 220V, sau khi chọn được tiết diện ruột dẫn phù hợp với công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây mong muốn thì chỉ việc tăng tiết diện lên một cấp (ví dụ tăng từ 3mm2 lên 4mm2) và kiểm tra lại theo công thức dưới đây (0,187 x P x L / S <= 11), nếu thỏa mãn thì tiết diện dây vừa tăng lên là đã phù hợp, nếu chưa thỏa mãn thì tăng tiết diện ruột dẫn lên một cấp nữa và kiểm tra lại như trên cho đến khi thỏa mãn.

Công thức tính để mua dây dẫn diện
Công thức tính để mua dây dẫn diện
Kinh nghiệm làm nhàTrong đó: P = Công suất tính tóan để chọn dây, kW
L = Chiều dài đường dây mong muốn, m
S = Tiết diện ruột dẫn của dây, mm2
Bảng 2: Công suất chịu tải của cáp Điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV
Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải
Cách điện PVC(ĐK-CVV) Cách điện XLPE(ĐK-CXV) Cách điện PVC(ĐK-CVV) Cách điện XLPE(ĐK-CXV)
3 mm2 ≤ 6,4 kW ≤ 8,2 kW 10 mm2 ≤ 13,4 kW ≤ 17,0 kW
4 mm2 ≤ 7,6 kW ≤ 9,8 kW 11 mm2 ≤ 14,2 kW ≤ 18,1 kW
5 mm2 ≤ 8,8 kW ≤ 11,2 kW 14 mm2 ≤ 16,6 kW ≤ 20,7 kW
5,5 mm2 ≤ 9,4 kW ≤ 11,9 kW 16 mm2 ≤ 17,8 kW ≤ 22,0 kW
6 mm2 ≤ 9,8 kW ≤ 12,4 kW 22 mm2 ≤ 22,0 kW ≤ 27,2 kW
7 mm2 ≤ 10,8 kW ≤ 13,8 kW 25 mm2 ≤ 23,6 kW ≤ 29,2 kW
8 mm2 ≤ 11,8 kW ≤ 15,0 kW 35 mm2 ≤ 29,0 kW ≤ 36,0 kW
Thông thường chiều dài sử dụng Cáp điện kế khá ngắn nên không cần quan tâm đến độ sụt áp.
Bảng 3: Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV
Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải
0,5 mm2 ≤ 0,8 kW 3 mm2 ≤ 5,6 kW
0,75 mm2 ≤ 1,3 kW 4 mm2 ≤ 7,3 kW
1,0 mm2 ≤ 1,8 kW 5 mm2 ≤ 8,7 kW
1,25 mm2 ≤ 2,1 kW 6 mm2 ≤ 10,3 kW
1,5 mm2 ≤ 2,6 kW 7 mm2 ≤ 11,4 kW
2,0 mm2 ≤ 3,6 kW 8 mm2 ≤ 12,5 kW
2,5 mm2 ≤ 4,4 kW 10 mm2 ≤ 14,3 kW
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải
Bảng 4: Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo
Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải
0,5 mm2 ≤ 0,8 kW 2,5 mm2 ≤ 4,0 kW
0,75 mm2 ≤ 1,2 kW 3,5 mm2 ≤ 5,7 kW
1,0 mm2 ≤ 1,7 kW 4 mm2 ≤ 6,2 kW
1,25 mm2 ≤ 2,1 kW 5,5 mm2 ≤ 8,8 kW
1,5 mm2 ≤ 2,4 kW 6 mm2 ≤ 9,6 kW
2,0 mm2 ≤ 3,3 kW – –
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải
Bảng 5: Công suất chịu tải của dây VA
Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải
1,0 mm2 ≤ 1,0 kW 5 mm2 ≤ 5,5 kW
1,5 mm2 ≤ 1,5 kW 6 mm2 ≤ 6,2 kW
2,0 mm2 ≤ 2,1 kW 7 mm2 ≤ 7,3 kW
2,5 mm2 ≤ 2,6 kW 8 mm2 ≤ 8,5 kW
3 mm2 ≤ 3,4 kW 10 mm2 ≤ 11,4 kW
4 mm2 ≤ 4,2 kW 12 mm2 ≤ 13,2 kW
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

Công thức chọn dây dẫn điện trong nhà

Tính toán tổng công suất sử dụng đồng thời của tất cả các thiết bị trong nhà.

Tính dòng điện: I=P/U.

Trong đó:

– P: Tổng công suất (kW),

– U: hiệu điện thế: 220V.

Tính tiết diện: S=I/J.

Trong đó:

– J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)

+ Đối với dây đồng: Mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6A/mm2
+ Đối với dây nhôm: Mật độ dòng điện cho phép Jn = 4,5 A/mm2

Chọn dây điện lớn hơn tính toán 1 cấp để dự phòng và nâng cấp phụ tải sau này.

Dây điện âm tường nên dùng loại nào?

Các loại dây điện thích hợp để đi dây ẩm tường là: VC, CV, CVV với dây điện bọc nhựa dùng cho các thiết bị điện trong nhà, còn dây điện bọc nhựa PVC dùng để lắp đặt trong ống âm trong tường, trần, sàn.
Lưu ý khi chọn dây điện âm tường:
– Chọn loại dây khi bẻ gập không bị gãy, nứt vỏ dây hay biến màu.

– Nếu thử đốt phần vỏ ngoài, nên chọn loại dây cháy sun lại chứ không nên chọn loại dây cháy lan ra.

– Ruột dây đồng bên trong xoắn chặt chẽ, sáng bóng, khi bẻ không gãy.

– Kiểm tra số lượng dây đồng trong lõi có ghi đúng với số lượng được in bên ngoài vỏ dây điện hay không?

Cách tính khối lượng dây điện trong nhà

Khối lượng dây điện là khối lượng chiếm giá trị lớn nhất nhưng lại chiếm nhiều thời gian nhất của những bạn kỹ sư làm công việc bóc khối lượng.

Vậy phải làm gì để đo bóc nhanh và tính khối lượng dây điện trong nhà chính xác?

Phần mềm là cái mà chúng ta nghĩ tới xong chưa có phần mềm nào thống kê nhanh và chính xác khi bản vẽ trên phần mềm autocad?
Lập thuật toán, biểu thức trên file excell và sử dụng nó như một bảng tính là giải pháp toàn vẹn cho vấn đề này.
Khối lượng = (Khối lượng mặt bằng + khối lượng mặt đứng) x hệ số
Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện trong nhà
Với dây pha = (D20 + D15 x D10 + (D16 + D17) x (D10 – 1) + 2 x D18 x (D11 + 0.2) x D21
Với dây trung tính ,tiếp địa = (D20 + D15 x D10 + 2 x D18 x (D11 + 0.2) x D21
Với ống cứng = (C25/D21 – 2 x D18 x (D11 + 0.2) x D22
Với ống mềm = 2 x D18 x (D11 + 0.2) x D22
Bạn chỉ cần nhập các thông số như chiều cao, số lượng công tắc, số bộ đèn,… theo hướng dẫn ở trên kết quả sẽ cho bạn đầy đủ khối lượng dây tiếp địa, dây pha, dây trung tính, ống cứng, ống mềm.

Với bảng tính này các bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được tiến độ công việc một cách nhẹ nhàng mà không bị áp lực khi làm khối lượng.

CÁC TIN KHÁC:
- Hướng dẫn lựa chọn dây dẫn điện cho gia đình
- Hồ quang điện là gì? Ứng dụng và tác hại của hồ quang điện
- Điện trở là gì?ký hiệu,phân loại nguyên lý, Ứng dụng của điện trở
- Dây điện và cáp điện cách phân biệt
- Dây điện lõi nhôm So sánh dây điện lõi đồng và lõi nhôm
- Cáp ngầm trung thế là gì ? đặc điểm cấu tạo, tiêu chuẩn cáp ngầm trung thế
- Dây cáp điện CXV Cadivi là gì?Ứng dụng của dây cáp điện CXV
- Thiết bị điện tử là gì?
- Điện dân dụng là gì?
- Dây trung tính là gì? dây mass là gì? dây mát là gì ?có tác dụng gì? Nó có điện không?
- Dây nóng dây nguội là gì? ký hiệu dây nóng dây nguội
- Cáp điện ngầm là gì?